Trong một dịp Tòa thánh Vatican tấn phong Ngô Đình Thục (anh ruột Tổng Thống Ngô Đình Diệm), các giáo dân đã vô ý treo khoảng 12 lá cờ Vatican trên quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa. Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất bất bình về chuyện này. Ở cương vị nguyên thủ quốc gia, và nhất là địa vị em của Ngô Đình Thục, nhưng ông không muốn hiện tượng này xảy ra lần nữa, nên đã ban hành luật "Cấm treo mọi thứ cờ khác ngoài Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa tại nơi công cộng,Ý tưởng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhằm đề cao "quốc hồn", và tránh các chia rẽ giữa Công Giáo với các tôn giáo khác tại Việt Nam qua dịp lễ tấn phong Ngô Đình Thục khi cờ Vatican bay phấp phới quá nhiều, che cả cờ Việt Nam Cộng hòa.
Hai ngày sau đó là lễ Phật Đản. Biết trước Phật Tử sẽ treo cờ Phật Giáo, Tổng Thống Diệm đã ra lệnh hoãn thi hành lệnh này. Lệnh ban từ Sài Gòn không chuyển kịp đến Huế , và lực lượng cảnh sát tại Huế đã yêu cầu Phật Tử không treo cờ Phật Giáo. Điều này bị hiểu lầm thành "cấm treo cờ Phật Giáo" và gây nhiều bất bình cho giới Phật tử.
Theo luật lệ của chính quyền Nam Việt Nam, cờ tôn giáo chỉ được treo trong khuôn viên cơ sở tôn giáo. Nhưng đã nhiều năm quy định này luôn bị vi phạm và chính quyền không có ý kiến gì và còn khuyến khích treo cờ Công giáo trên đường phố, thậm chí trong các công sở và trong doanh trại quân đội.
Việc hôm trước cờ Công giáo được treo tự do công khai mà chỉ hai ngày sau lại đi hạ cờ Phật giáo đã gây bất bình lớn trong giới Phật tử tại Huế và gây ra biểu tình tại dinh tỉnh trưởng Thừa Thiên.
Trong ngày Phật Đản 8 tháng 5 tại Huế Thượng tọa Thích trí Quang một trong các nhân vật có ảnh hưởng của Phật giáo miền Nam Việt Nam đã có bài thuyết pháp trong đó lên án chế độ phân biệt đối xử đối với tôn giáo trong chín năm qua và đề cập chuyện cấm treo cờ phật trong khi chỉ hai ngày trước cho treo công khai cờ Vatican. Sau đó các tổ chức Phật tử Huế hàng nghìn người kéo đến đài phát thanh Huế yêu cầu cho phát bài thuyết pháp trên đài. Chính quyền thành phố cho cảnh sát, lính bảo an và thiết giáp đến bao vây đoàn biểu tình.Trong lúc lộn xộn xảy ra vụ nổ làm 7 người chết cùng nhiều người khác bị thương. Liên Hiệp Quốc cử đặc sứ đến dàn xếp vụ việc và sự điều tra cho thấy chất nổ được "tự chế" tại nhà, bỏ trong bình nhựa, một loại vũ khí thông thường của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Vụ nổ xảy tuy không rõ thủ phạm nhưng đã gây căm phẫn cực độ trong giới Phật tử và các tầng lớp xã hội khác. Các tăng ni Phật tử tại Huế đã họp tại chùa Từ Đàm đề nghị chính quyền giải quyết 5 yêu cầu của Phật giáo
-Chính phủ bỏ lệnh cấm treo cờ
-Được tự do hành đạo như Công giáo
-Xem xét lại dụ số 10 để không coi tôn giáo như một hiệp hội
-Chấm dứt khủng bố đàn áp Phật giáo
-Bồi thường cho các nạn nhân vụ đài phát thanh Huế và trừng trị kẻ gây đổ máu
Trong vòng một tháng sau đó chính phủ Ngô Đình Diệm không có ý muốn giải quyết vụ việc bằng cách cho rằng vụ nổ là do phía cộng sản khiêu khích gây ra với sự điều tra từ Liên Hiệp Quốc cho thấy chất nổ thuộc loại "tự chế" để trong bình nhựa, một loại vũ khí của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm cho rằng các thỉnh cầu của khác Phật giáo không cần thiết vì chính phủ không cấm hành đạo và không cấm treo cờ Phật Giáo. Đến lúc này trọng tâm đấu tranh của Phật giáo đã chuyển từ Huế vào Sài Gòn mà trung tâm là các chùa lớn như chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang và đã có quy mô toàn quốc. Chính phủ vẫn cự tuyệt các nguyện vọng của Phật giáo đồng thời cho lực lượng an ninh bao vây cô lập các chùa, cắt điện nước. Đứng trước tình hình chính quyền không có thiện chí giải quyết mâu thuẫn phía Phật giáo cho thành lập uỷ ban liên phái gồm các đạo phái Phật giáo để phối hợp đấu tranh chung và đưa ra các bản minh định về tình hình tôn giáo trong nước.
Chính quyền tuy cho thành lập uỷ ban liên bộ để họp bàn với uỷ ban liên phái của Phật giáo nhưng thực tế không có thiện chí giải quyết các mâu thuẫn vốn đã rất căng thẳng. Đồng thời cuối tháng 5, 1963 chính quyền đã có những hành động khiêu khích đánh vào lòng tự trọng của Phật giáo: cho lính cảnh sát, mật vụ cạo trọc đầu giả làm nhà sư đi ra đường trêu ghẹo phụ nữ, ăn uống tục tĩu, quỵt tiền và làm các việc bất minh để lấy cớ để phát động tuyên truyền bôi nhọ Phật giáo
Đứng trước tình hình chính quyền bôi nhọ và đàn áp Phật giáo ngày 11 tháng 6 năm 1963 Hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúng và Phật tử để phản đối chính quyền. Hình ảnh một hoà thượng trong ngọn lửa bốc cao vẫn ngồi kiết già im lặng tay chắp trước ngực đã gây một ấn tượng rất mạnh gây xúc động lớn trong nước và trên thế giới.
Sau vụ Thích Quảng Đức chính quyền trung ương tuy có các tuyên bố xoa dịu và cùng với uỷ ban liên phái ra thông cáo chung giải quyết khủng hoảng, nội dung thông cáo chung về cơ bản là sẽ xem xét các yêu cầu của Phật giáo. Thực tế tuy thông cáo chung có chữ ký của Tổng thống nhưng chính quyền vẫn không có thiện chí giải quyết các yêu cầu chính đáng của Phật giáo, mặt khác bà dân biểu Trần Lệ Xuân, em dâu Tổng thống, đã thể hiện sự thiếu chín chắn chính trị khi nhiều lần công khai phát biểu "Vỗ tay hoan nghênh các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì tôi sẽ cho" và gọi vụ tự thiêu là "nướng thịt sư", Cố vấn Ngô Đình Nhu nhiều lần kêu gọi trấn áp mạnh tay với Phật giáo. Các cấp chính quyền tại miền Trung dưới quyền của Ngô Đình Cẩn vẫn tăng cường bao vây chùa chiền bắt các nhà sư. Để đáp lại các nhà sư và Phật tử tiếp tục tự thiêu và tự chặt tay để phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo, sự đấu tranh của Phật giáo ngày càng dâng cao và quyết liệt.
Chính phủ Ngô Đình Diệm đã sai lầm nghiêm trọng khi quyết định giải quyết khủng hoảng bằng vũ lực. Ngày 20 tháng 8 năm 1963, chính phủ huy động cảnh sát, quân đội và lực lượng đặc biệt đồng loạt tấn công các chùa trung tâm tại Sài Gòn và Huế là các chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Từ Đàm, Diệu Đế, Linh Quang cùng hàng trăm chùa chiền khác trên cả nước, bắn nát mặt tượng Phật, bắt giam hàng nghìn nhà sư và Phật tử cùng các thượng toạ lãnh đạo tổng hội Phật giáo và uỷ ban liên phái, dùng dây thép gai quây các chùa không cho Phật tử ra vào. Đồng thời trong đợt tiến công chùa chiền này một số cảnh sát đã đưa súng đạn vào chùa cho chụp ảnh để vu Phật giáo là cộng sản gây bạo loạn, và giấu đồ lót phụ nữ vào chùa để bôi nhọ đạo đức các nhà sư. Để trấn áp và răn đe Phật giáo chính phủ Ngô Đình Diệm đồng thời đem xét xử vụ quân nhảy dù đảo chính năm 1960 và đồng loạt đàn áp các đảng phái chính trị đối lập.
Đến lúc này thì tất cả các lực lượng bất mãn với chính phủ Ngô Đình Diệm đã đoàn kết thành một khối coi chính phủ Ngô Đình Diệm là độc tài, phát xít, gia đình trị, phân biệt tôn giáo, không thể chấp nhận được cho miền Nam Việt Nam, đấu tranh chính trị lan rộng sang cả khối học sinh, sinh viên, tiểu thương, trí thức và các lực lượng khác. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã mất hết đồng minh trong nước và quốc tế: Toà thánh La Mã cũng lên án chính phủ Việt Nam Cộng hòa và rút Giám mục Ngô Đình Thục ra khỏi Việt Nam, Liên hiệp quốc thành lập đoàn tìm hiểu sự thật đến Việt Nam, các chính phủ các nước kể cả Hoa Kỳ phản đối chính phủ Việt Nam Cộng hòa đàn áp Phật giáo.
Việc chính phủ Ngô đình Diệm bất lực trong đấu tranh chống cộng sản, lại mất uy tín trong nước và trên thế giới làm méo mó hình ảnh thế giới tự do trong chiến lược toàn cầu chống cộng sản của Hoa Kỳ tất yếu sẽ làm Hoa Kỳ phải xem xét lại quan hệ với chính phủ này. Ngày 20 tháng 8 năm 1963 chính phủ dùng vũ lực tấn công Phật giáo thì hôm sau Hoa Kỳ cử đại sứ mới là Cabot Lodge đến Sài Gòn với chính sách hoàn toàn mới đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Các lãnh đạo Quân lực Việt Nam Cộng hoà liên hệ với các lực lượng chính trị bất mãn và các giới chính trị và tình báo Hoa Kỳ để tham khảo một giải pháp loại bỏ anh em Diệm – Nhu – Cẩn.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã làm đảo chính thành công lật đổ chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, sau đó mở phiên toà xử tử cố vấn Trung phần Ngô Đình Cẩn. Cuộc đảo chính này chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam.
Hình ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963
Ai sống trong thời 1963 và được chứng kiến cảnh tượng bi tráng độc nhất vô nhị này ,đều biết khi Bồ Tát Thích Quang Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ( nay là ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám) toàn thân ngài không tỏ vẻ đau đớn gì mà ngài vẫn điềm nhiên trong tư thế ngồi Thiền , sau khi thân xác ngài đã cháy rụi hết , duy chỉ còn quả tim là không cháy , người ta lấy quả tim đó đem vô lò thiêu lại , dưới sức nóng ..4000 độ (!),cái lò thiêu muốn nứt nẻ ra ,vậy mà trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức vẫn còn ..trơ trơ ra đó(!) ,giới báo chí trong nước và nước ngoài có mặt lúc đó thi nhau chụp hình , sự kiện này làm chấn động đất Sài Gòn một thời nói riêng và toàn Thế Gíơi nói chung ,điều này làm cho mọi người càng thêm tin tưởng vào sự nhiệm màu của Phật Pháp không phải là hư danh
Trong cuộc tranh đấu Phật Giáo chống chính sách Kỳ thị Tôn Giáo và gia đình trị của chế độ Ngô Ðình Diệm vào mùa Phật Ðản 1963, là thời kỳ sôi nổi nhất, Hòa Thượng Thích Quảng Ðức về ngụ tại chùa Ấn Quang để tiện bề tham gia cuộc tranh đấu.
Ngày 30-5-63, Hòa-Thượng tham gia cuộc biểu tình tại công trường Lam Sơn trước Quốc Hội, tới 5 giờ chiều về chùa Xá-Lợi dự cuộc tuyệt thực. Dịp này Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức trình lên Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo một bức Tâm thư xin tình nguyện tự thiêu. Thư đề ngày 27-5-63. Ủy Ban Liên Phái không chấp nhận sự tự thiêu.
Nhưng đến ngày 10-6-63, tình hình không được sáng sủa, chẳng những vậy mà Phật giáo tại Huế đang bị lâm nguy. Lúc nầy Hòa Thượng đang tụng Kinh Pháp Hoa tại chùa Ấn Quang. Vào 8 giờ tối 10-6-63, Thượng tọa Thích Tâm Châu và Thiện Hoa đang họp ở chùa Xá Lợi. Quí vị cho mời Ðại Ðức Thích Ðức Nghiệp tới chùa để nhờ Ðại Ðức chuyển lời hỏi Hòa Thượng Quảng Ðức về tâm nguyện tự thiêu nếu Hòa Thượng không thay đổi thì tổ chức ngay cuộc tự thiêu vào ngày hôm sau.
Hình ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức
Ngày 11-06-1963, cuộc tự thiêu đã diễn ra hoàn hảo, nghiêm túc và hùng tráng làm rung động thế giới. Nhục thân của Hòa-Thượng được đưa về quàn tại chùa Xá Lợi, ngay chính Giảng Đường để các Tăng, Ni, Phật tử và mọi người tới viếng, tụng kinh cầu siêu, trang nghiêm và xúc động. Mấy ngày sau, nhục thân của Ngài được liệm trong quan tài bằng gỗ thật tốt và đưa đi hỏa thiêu ở An Dưỡng Địa, Phú Lâm, Chợ Lớn. Lửa cháy mạnh, khói bốc cao, mọi người niệm Phật rất chân thành. Hôm sau, các Tăng, Ni mở lò thiêu để hốt xương thì thấy một vật to bằng nắm tay lẫn lộn giữa những xương tro. Tôi là đại diện Hội Phật Học Nam Việt được cử đi chứng kiến việc hốt tro, đã thấy tận mắt những xương nhỏ cháy thành tro vụn, mầu trắng, những xương lớn như xương đầu gối, xương ống chân cũng tan vụn thành những mảnh nhỏ, nhưng trái tim của Hòa Thượng thì còn nguyên, tuy có bị cháy chung quanh chút ít. Mọi người đều bàng hoàng và đưa tro cốt cùng trái tim của Hòa Thượng về trình lên Ủy Ban Tranh Đấu Bảo Vệ Phật Giáo
Trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức
Thượng Tọa Thích Trí Quang nói: “Do công phu tu hành có định lực kiên cố của Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã kết tinh thành Xá Lợi, trái tim này sẽ cứu Phật Giáo Việt Nam, cần phải bảo tồn và gìn giữ “. Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội Trưởng Hội Phật Học Nam Việt và là một thành viên của Ủy Ban Tranh Đấu Bảo Vệ Phật Giáo bảo tôi: “Đạo Hữu là Dược Sĩ có thuốc gì và phương cách gì để bảo tồn trái tim này không?” Tôi nhận lời, lau rửa trái tim sạch sẽ, ngâm vào formol và tôn trí trong một bình thủy tinh. Ủy Ban Tranh Đấu Bảo Vệ Phật Giáo gọi thợ đến chụp hình trái tim, in ra và phân phát. Mọi người chấn động cho là phép lạ.
Cuộc tranh đấu bảo vệ Phật Giáo bùng nổ rầm rộ hơn trước: Học sinh bãi khóa, sinh viên biểu tình, nhà buôn đóng cửa, bãi thị, quân đội hoang mang, lại thêm nhiều cuộc tự thiêu của các Tăng, Ni ở Huế, Saigon và các tỉnh… làm Ngô triều phản ứng mạnh. Đêm 20-8-1963, công an, cảnh sát phá chùa, bắt bớ Tăng, Ni và Phật-Tử, trên từ Hoa Thượng Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, các vị Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, dưới đến các Phật Tử, sinh viên, học sinh… đều bị bắt giữ.
Dĩ nhiên chùa Xá Lợi được chiếu cố tận tình, vừa là trụ sở của Ủy Ban Tranh Đấu BảoVệ Phật Giáo, vừa là chỗ cư trú của Hoà Thượng Tăng Thống cùng các Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức nòng cốt của phong trào tranh đấu, các cấp chỉ huy các Tăng, Ni và Phật-Tử, vừa là chỗ trưng bày “trái tim bất diệt” của Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Cửa kính bị đập nát, các chậu cây kiểng đổ vỡ ngổn ngang, mọi người trong chùa đều bị bắt đi.
Trái Tim của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức ra sao?
Tối ngày 20-8-1963, được tin mật báo nhà Ngô sẽ phá chùa,Ủy Ban Tranh Đấu Bảo Vệ Phật Giáo ra lệnh cất “trái tim bất diệt” vào tủ sắt của Hội Phật Học. Tủ sắt này có 2 lớp, lớp bên ngoài đựng các giấy tờ quan rọng, lớp bí mật bên rong cất giấu những bảo vật như Kinh bằng Lá Bối, tiền bạc …
Sau khi bắt giữ các Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và Phật Tử, và cho ra mắt các vị Tăng mới thân chính quyền, và muốn trấn an Phậaaihi Tử cùng hòa hoãn với sự đòi hỏi và điều tra của Ủy Ban Tranh Đấu Bảo Vệ Tôn Giáo và Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, nhà Ngô cho phép (cũng như bắt buộc) mở cửa chùa Xá Lợi để cho mọi người tới lễ bái, vì sắp đến ngày Đại Lễ Vu Lan (Rằm Tháng Bảy âm lịch).
Ngoài Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền và đạo hữu Tổng Thư Ký Huệ Đức Lê Ngọc Diệp đã bị bắt cùng với chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức… những nhân viên ban quản trị Hội Phật Học Nam Việt, trong đó có tôi, được gọi tới sở Công An, đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn, yêu cầu mở cửa chùa Xá Lợi, Tránh không được, dù muốn, dù không, chúng tôi đưọc xe của Công An đưa về chùa Xá Lợi, mở cửa cho mọi người tự do ra vào lễ bái, dĩ nhiên có công an, cảnh sát theo rõi, canh chừng
Sau khi quét dọn sạch sẽ Chính Điện, Giảng Đường và phòng ốc, dâng hoa cúng Phật, làm lễ tẩy tịnh, chúng tôi xuống mở két sắt, thấy cửa két bị đập thủng, xập một nửa xuống nên ngăn bí mật bên trong được che kín, như có bàn tay Hộ Pháp bảo vệ. Chúng tôi hồi hộp, gọi thợ sắt đến gỡ từng mảnh sắt ra, thì thật là nhiệm mầu: Chiếc hộp đựng “trái tim bất diệt” vẫn còn y nguyên, trái tim vẫn ngự trị bên trong, kiên cố và hùng tráng như thách đố với cơn bão tố Pháp nạn. Chúng tôi bảo nhau mang cất “trái tim bất diệt” vào một chỗ bí mật, thề không tiết lộ.
Sau ngày Cách Mạng thành công lật đổ Ngô triều vào ngày 1-11-1963, cửa chùa Xá Lợi rộng mở, mọi người tấp nập đến chùa lễ Phật và cung kính lễ “trái tim bất diệt” còn nguyên vẹn trải qua cơn giông tố phũ phàng.
Chiếc xe mà Bồ Tát Thích Quảng Đức đã dùng để đi tự thiêu năm xưa hiện đang được lưu giữ ở chùa Thiên Mụ ( Huế )