Các cảnh tra tấn dã man của Giáo Hội
LÚC KÉO QUÂN ĐẾN TẤN CÔNG MỘT THÀNH NÀO, NẾU THIÊN CHÚA CHO CÁC NGƯƠI HẠ ĐƯỢC THÀNH ĐÓ, PHẢI GIẾT HẾT ĐÀN ÔNG TRONG THÀNH, NHƯNG BẮT GIỮ ĐÀN BÀ, TRẺ CON, SÚC VẬT, VÀ CHIẾM GIỮ CÁC CHIẾN LỢI PHẨM...BÊN TRONG LÃNH THỔ CHÚA BAN CHO, PHẢI DIỆT HẾT MỌI SINH VẬT. PHẢI TẬN DIỆT DÂN HÊ-TÍT, A-MO, CA-NA-AN, PHÊ-RẾT, HÊ-VÍT VÀ GIÊ-BU NHƯ CHÚA ĐÃ TRUYỀN DẠY. NHƯ VẬY HỌ KHÔNG CÒN SỐNG ĐỂ DỤ DỖ ĐỒNG BÀO HỌ LÀM TỘI ÁC, THỜ CÚNG THẦN CỦA HỌ MÀ MANG TỘI VỚI CHÚA.
THƯỢNG ĐẾ (PHỤC TRUYỀN 20: 12-18)
HÃY MANG NHỮNG KẺ THÙ CỦA TA RA ĐÂY, NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MUỐN TA NGỰ TRỊ HỌ, VÀ GIẾT CHÚNG NGAY TRƯỚC MẶT TA.
GIÊ-SU (LƯU –CA: 19:27)
ĐỪNG TƯỞNG RẰNG TA XUỐNG TRẦN ĐỂ MANG LẠI HÒA BÌNH TRÊN TRÁI ĐẤT. TA KHÔNG XUỐNG ĐÂY ĐỂ MANG LẠI HÒA BÌNH MÀ LÀ GƯƠM GIÁO. VÌ TA XUỐNG ĐÂY ĐỂ LÀM CHO CON CHỐNG LẠI CHA, CON GÁI CHỐNG LẠI MẸ, CON DÂU CHỐNG LẠI MẸ CHỒNG, VÀ KẺ THÙ CỦA CON NGƯỜI Ở NGAY TRONG NHÀ HẮN.
GIÊ-SU (MÃ-THI-Ơ: 10: 34-36)
PHẦN DẪN NHẬP:
Trong lịch sử các tôn giáo của nhân loại, ngày nay, qua những nghiên cứu chính xác tràn ngập trong thế giới Tây phương, trong giới trí thức hiểu biết, Công Giáo được biết là một “Hắc Giáo”, một tôn giáo đã tận dụng “hắc ám chủ nghĩa”, nghĩa là, theo Hán Việt Từ Điển của Nguyễn Văn Khôn, “chủ nghĩa cốt làm cho nhân dân ngu muội, tối tăm.” Điều này sẽ được chứng minh qua các tài liệu trong Phần I.
Nhưng không chỉ chủ trương “làm cho nhân dân ngu muội, tối tăm”, mà Công Giáo còn là một tôn giáo gây nhiều tội ác nhất cho nhân loại, đến độ tất cả những tội ác của các ý thức hệ thế tục hay tôn giáo khác trên thế gian, kể cả của Hitler và Stalin, cộng lại cũng sẽ trở thành mờ nhạt trước những tội ác của Công Giáo. Phải chăng vì vậy mà một học giả và cũng là nhà thần học người Đức, Joachim Kahl: đã viết: “Người nào chưa bao giờ thấy mình căm phẫn Ki-tô Giáo thì chưa bao giờ thực sự biết về Ki-tô Giáo. (Joachim Kahl, German scholar and theologian: Anyone who has never become indignant about Christianity has never really known it.)
Thực tế là, những lời trích dẫn từ cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo ở trên đã được Công giáo áp dụng và đã thực hiện những lời trên của Giê-su, một thường dân Do Thái mà họ tin là Chúa, trên khắp thế giới. Thật vậy, Mục Sư Ernie Bringas đã nhận định trong cuốn “Theo Đúng Kinh Thánh: Những thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Năng Kinh Thánh” (Going By The Book: Past And Present Tragedies of Biblical Authority), trg. 18:
"Ki Tô Giáo đã để lại một dấu vết kinh hoàng, khổ sở và chết chóc như đã được ghi trong những trang sử đẫm máu. Và những biến cố tàn ác, lố bịch mà Ki Tô Giáo đã ghi lại là những thí dụ chủ yếu về một niềm tin bị lạc dẫn, đã được gây ra bởi cái ảo tưởng (đôi khi là cái cớ): đó là sự hướng dẫn của Thượng đế. [Thượng đế của Ki Tô Giáo trong Kinh Thánh]"
(Christianity has left an appalling trail of misery and death as recorded in the bloodstained pages of history. And the cruel, grotesque events they record are prime examples of misguided faith, perpetrated under the delusion (sometimes pretext) of divine guidance.)
Cũng vì vậy mà đã có nhiều danh nhân trí thức đưa ra những nhận định chính xác về Ki Tô Giáo. Sau đây là vài trường hợp điển hình:
Voltaire (1694-1778), Văn hào, Triết gia .. Pháp: * Ki-Tô giáo là tôn giáo lố bịch nhất, vô lý nhất và đẫm máu nhất làm nhiễm độc thế giới. (Christianity is the most ridiculous, the most absurd and bloody religion that has ever infected the world); * Trong 1700 năm, Ki Tô giáo không làm gì khác ngoài việc gây hại cho nhân loại (For 1700 years, the Christian sect has done nothing but harm)
Arthur Schopenhauer (1788-1860), Triết gia Đức: Những hoa trái của Ki Tô giáo là chiến tranh tôn giáo, những cuộc tàn sát, những cuộc chiến tranh thập giá, những tòa án xử dị giáo, sự tiêu diệt các thổ dân Mỹ, và đưa những nô lệ Phi Châu vào thay thế (The fruits of Christianity were religious wars, butcheries, crusades, inquisitions, extermination of the natives in America, and the introduction of African slaves in their place)
William E. H. Lecky (1838-1903), Sử gia Ái Nhĩ Lan: Hầu hết Âu châu, trong nhiều thế kỷ, đã bị ngập máu, máu đổ do sự chủ mưu trực tiếp hoặc với sự hoàn toàn chấp thuận của những người có quyền trong giới giáo sĩ [Công giáo] (Almost all Europe, for many centuries, was inundated with blood, which was shed at the direct instigation or with the full approval of the ecclesiastical authorities).
George Santayana (1863-1952), Triết gia Mỹ: Ki Tô giáo [xin hiểu là Công giáo] đàn áp tôn giáo, tra tấn và thiêu sống con người. Như một con chó săn, tôn giáo này đánh hơi và truy lùng kẻ lạc đạo. Tôn giáo này gây nên những cuộc chiến tranh, và nuôi dưỡng thù hận và tham vọng. Tôn giáo này thánh hóa sự tận diệt và sự chuyên chế (Christianity persecuted, tortured, and burned. Like a hound it tracked the very scent of heresy. It kindles wars, and nursed furious hatred and ambitions. It sanctified extermination and tyranny..)
Học giả Công Giáo Joseph D. Daleiden, cũng viết trong cuốn The Final Superstition, xuất bản năm 1994, trg. 169:
"Nói tóm lại, những bằng chứng tràn ngập cho thấy sự truyền bá Ki Tô Giáo xưa và nay phần lớn dựa vào sự cưỡng bách, bạo hành và đàn áp. Xuyên suốt lịch sử, từ những cuộc diệt trừ những người lạc đạo ngay từ thuở đầu, cho tới những cuộc thánh chiến, những tòa án xử dị giáo, sự trấn áp những nền văn hóa khác trên khắp thế giới, Ki Tô Giáo đã chứng tỏ những tiêu chuẩn có tính cách hủy diệt và chống loài người của tôn giáo này."
(In summary, the evidence is overwhelming that the propagation of Christianity in both the Old World and the New was due in large measure to coercion, persecution and suppression. Throughout its history, from the earliest purges of heretics, through the crusades, the Inquisition, and repression of other cultures throughout the world, Christianity has demonstrated its destructive antihuman values.)
Trong lãnh vực học thuật, với tinh thần khoa học trí thức, chúng ta không thể chấp nhận ngay những lời phê phán trên dù rằng đó là những ý kiến của các danh nhân và khảo cứu gia trong phương trời Âu Mỹ, nơi đây Ki Tô Giáo là tôn giáo chủ đạo của đa số quần chúng. Vấn đề cần đặt ra là những nhận định trên có đáng tin cậy hay không? Muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy điểm qua vài tin tức và đầu sách mới được xuất bản gần đây.
1988: Peter de Rosa, một linh mục dòng Tên (a Jesuit), giáo sư về Siêu Hình Học và Đạo Đức tại trường Dòng Westminster, khoa trưởng khoa Thần học tại đại học Corpus Christi ở Luân Đôn (Professor of Metaphysics and Ethics at Westminster Seminary and Dean of Theology at Corpus Christi College in London) xuất bản cuốn Những Đại Diện của Chúa Ki-Tô: Cái Mặt Đen Tối Của Những Triều Chính Giáo Hoàng (Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy) trong đó tác giả vạch trần cái mặt đen tối đã ngự trị trong nhiều triều chính giáo hoàng như đồi bại, ngụy tạo tài liệu, loạn dâm, giết người, theo đuổi chính sách diệt chủng v..v.. (corruption, document-forgery, sex scandal, murder, genocide). Tác giả đã mở toang những cánh cửa kính màu (thường là mẫu mực trong các nhà thờ ở Tây phương, nhất là Thánh đường Phê-rô ở Vatican. TCN) và để lộ ra những giáo điều của Giáo hội thường là "...hình thành bởi những ham muốn đồi bại, độc tài và cuồng tín của những giáo hoàng (de Rosa opens the stained glass window and reveals that the Church's teachings were too often "..shaped by the whims of corrupt, despotic and fanatical popes"). Cuốn sách đã được nhiều tín đồ Ca-tô đánh giá cao vì tính chất lương thiện và nghiêm túc của nó (The book was appreciated for its honesty and seriousness by many Catholics).
1994: Trong một mật thư gửi cho các hồng y, về sau bị lộ ra cho báo chí Ý, giáo hoàng John Paul II đặt câu hỏi: "Làm sao mà chúng ta có thể tiếp tục yên lặng trước nhiều hình thức bạo tàn mà giáo hội đã phạm phải nhân danh đức tin - chiến tranh tôn giáo, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo và những hình thức vi phạm nhân quyền khác?" (Chicago Tribune, June 5, 1995: In a 1994 confidential letter to cardinals which was later leaked to the Italian Press, Pope John Paul II asked: "How can one remain silent about the many forms of violence perpetrated in the name of faith - wars of religion, tribunals of the Inquisition and other forms of violations of the rights of persons?")
1995: Giáo hoàng John Paul II thúc giục Giáo Hội Công giáo La Mã hãy nắm lấy cơ hội "đặc biệt thuận lợi" của một thiên niên kỷ mới để ghi nhận "cái mặt đen tối của lịch sử giáo hội (Công giáo)" (Ibid.,: Pope John Paul II had urged the Roman Catholic Church to seize the "particularly propitious" occasion of the new millennium to recognize "the dark side of its history").
1995: Helen Ellerbe cho ra đời cuốn "Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo" (The Dark Side of Christian History). Chúng ta có thể đọc những lời tóm tắt sau đây nơi trang bìa sau: "Trong khoảng thời gian gần 2000 năm, giáo hội Ki-Tô đã đàn áp và bạo hành nhiều triệu người trong toan tính kiểm soát và ngăn chận vấn đề tâm linh của con người. Cuốn Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo phanh phui với chi tiết tỉ mỉ những thảm họa, đau khổ và bất công mà giáo hội đã giáng lên nhân loại. Tác phẩm vạch trần sự thật này là một đòi hỏi hấp dẫn và nồng nhiệt cho nhân phẩm và sự tự do trong vấn đề tâm linh" (Over a period of almost two millennia, the Christian Church has oppressed and brutalized millions of individuals in an attempt to control and contain spirituality. The Dark Side of Christian History reveals in painstaking detail the tragedies, sorrows and injustices inflicted upon humanity by the Church. This exposé is a compelling and passionate cry for human dignity and spiritual freedom).
Từ nội dung những tác phẩm trên, và từ những lời thú nhận từ chính miệng Giáo hoàng John Paul II nói ra, không còn nghi ngờ gì nữa, các triều chính giáo hoàng cũng như giáo hội Công Giáo quả thật có một lịch sử đen tối đầy những tội ác, và nếu chúng ta đọc kỹ Kinh Thánh thì ngay cả Thượng đế của họ cũng có cái mặt đen tối và độc ác của Thượng đế như được viết rõ trong Kinh Thánh. Đúng vậy, 1999, Douglas Lockhart đã xuất bản cuốn “Cái Mặt Đen Tối Của Thượng Đế” (The Dark Side of God, Element Books)
Đi vào chi tiết, những tội ác của Giáo hội Công giáo đối với nhân loại nằm trong những lời xưng thú tội lỗi, dù rất đại cương, liên quan đến 7 “núi tội ác” của giáo hội Công giáo. Thật vậy, ngày Chủ Nhật 12 tháng 3, 2000, một tuần lễ trước ngày đi hành hương nơi "Thánh địa" Jerusalem, trong một cuộc “Thánh lễ” công cộng tại "Thánh đường" Phê-rô, trước nhiều chục ngàn con chiên, người Chủ Chiên, Đức “Thánh cha” John Paul II, đại diện cho "hội Thánh" Công Giáo gồm gần một tỷ tín đồ, trong đó có khoảng 5 triệu tín đồ Việt Nam, đã chính thức “xưng thú 7 núi tội ác” đối với nhân loại của Công Giáo, một tôn giáo tự nhận là “thiên khải”, “duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “vương quốc của Thiên Chúa”, “cao quý”, “ánh sáng của nhân loại” v…v…, và xin thế giới tha thứ cho những hành động tác hại trên nhân loại của Công giáo, của những con cái giáo hội Công giáo "thánh thiện". Những hành động này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại như Thánh Chiến, Tòa Hình Án xử Dị Giáo, kỳ thị phái nữ, xâm lăng văn hóa, ý muốn thống trị và thái độ thù nghịch đối với những tôn giáo khác, bách hại dân Do Thái, gây chia rẽ trong cộng đồng Ki Tô, liên kết với những thế lực thực dân, phát xít v...v... như đã được nhắc tới hết sức đại cương trong những lời xưng thú 7 núi tội ác của Công giáo La Mã.
Những lời xưng thú tội lỗi này đã được 5 Hồng Y và 2 Tổng Giám mục long trọng tuyên đọc. Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận của Công Giáo La Mã tại Việt Nam được hân hạnh đọc lên những lời xưng thú tội lỗi trong mục chống lại công lý và hòa bình v...v... của “hội Thánh” Đi vào chi tiết, Giáo hoàng và ban tham mưu thần học của ông đã đưa ra những lời xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:
1. Xưng thú “tội lỗi chung”.
2. Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý””.
3. Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.
4. Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.
5. Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.
6. Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.
7. Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”.
7 núi “tội lỗi” này thực ra không phải là những tội lỗi tầm thường mà phải nói là “tội ác” mới đúng, vì từ những tội ác này mà nhiều triệu người vô tội, từ già đến trẻ đã chết dưới bàn tay bạo hành đẫm máu của Giáo hội Công Giáo. Lẽ dĩ nhiên, tuyệt đại đa số tín đồ Công giáo La Mã, suốt đời bị bưng bít, nên không hề biết đến những sự kiện lịch sử này, nhất là những tín đồ Công giáo Việt Nam thì lại càng ít biết hơn nữa. Bởi vậy, có những tín đồ Công giáo Việt Nam vẫn tiếp tục ca tụng trên báo chí, đài phát thanh ở hải ngoại rằng "hội thánh Công giáo vẫn luôn luôn thánh thiện, công giáo và tông truyền".
Với kinh nghiệm 2000 năm lừa dối thế giới, với khả năng tài chánh vô tận, với những phương tiện truyền thông rồi rào, và với một đoàn cán bộ trung kiên (hồng y, tổng giám mục, đức ông, giám mục và linh mục), những người chuyên vận dụng khả năng trí thức của mình để lôi kéo quần chúng thấp kém vào vòng nô lệ tâm linh, giáo hội Công giáo La Mã đã thành công cấy vào đầu tín đồ những niềm tin như "giáo hội là một "hội thánh" thánh thiện, công giáo và tông truyền", "giáo hội tiền phong trong việc tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, tự do", "giáo hội là hiện thân của nền văn minh tốt đẹp Tây phương", "giáo hội mang hòa bình và sự hiểu biết đến cho mọi dân tộc". Tất cả những điều tự nhận như trên của giáo hội Công giáo La Mã đều chỉ là những sản phẩm tuyên truyền lừa dối đám tín đồ thấp kém, vì lịch sử giáo hội đã chứng tỏ chúng hoàn toàn trái ngược với sự thực.
Sự thực là như thế nào? Giáo Hội tuyệt đối không phải là một "hội thánh" vì không có một hội thánh nào lại có thể gây ra nhiều tội ác như “hội thánh Công giáo”. Giáo hội cũng chẳng có gì có thể gọi là "công giáo" hay "tông truyền" vì tất cả đều trái ngược với những điều viết trong Thánh kinh, được nền thần học Ki Tô Giáo đặt ra để tạo quyền lực thế tục cho giới giáo sĩ. Giáo hội là một định chế tôn giáo độc tài sánh ngang với Hồi giáo, Do Thái giáo, do đó tuyệt đối không có một ý niệm gì về dân chủ, nhân quyền và tự do. Giáo hội là một tổ chức không có một đóng góp nào đáng kể cho nền văn minh Tây phương, trái lại trong suốt 2000 năm đã dùng mọi nỗ lực và thủ đoạn để ngăn chận sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đưa Tây phương vào một thời đại man rợ và đen tối trí thức (the age of barbarism and intellectual darkness) kéo dài hơn 1000 năm. Và sau cùng, Giáo hội chưa hề mang hòa bình và sự hiểu biết đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Bất cứ giáo hội truyền đạo đến đâu là ở đó xảy ra chiến tranh, hận thù, và chia rẽ, và các tín đồ bị lùa vào cảnh nô lệ tâm linh, ngu dân dễ trị. Sự truyền đạo vào Việt Nam là một kinh nghiệm đắt giá cho người dân Việt Nam. Tất cả những sự thực này sẽ được chứng minh trong những phần tới.
Lời thú nhận của giáo hoàng John Paul II ở trên là bằng chứng hùng hồn nhất để phủ bác những điều tự nhận của giáo hội. Chỉ tội nghiệp cho đám con chiên thấp kém ở dưới đã bị mê hoặc bởi bộ mặt giả dối của giáo hội và những hứa hẹn hoang đường giáo hội đưa ra, đám người xấu số vì thiếu hiểu biết cho nên cam tâm tình nguyện làm cái đáy của một kim-tự-tháp, để cho một số người vô hạnh ngồi trên chóp đỉnh, ngự trị trên đầu trên cổ, với hi vọng có thể ăn được một cái bánh vẽ trên trời trong một đời sau. Thật đúng là tội nghiệp. Vì thật ra, Giáo hội Công giáo chẳng qua chỉ là Giáo hoàng và tập đoàn Hồng Y, những người có nhiệm vụ chăn dắt đám con chiên thấp kém và ngu đần, chăn dắt đi đâu và xuống đâu, lịch sử đã ghi rõ.
Đến đây, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của từ "thấp kém" hay "ngu đần" (ignorant) mà các học giả Tây phương thường dùng. Thấp kém và ngu đần ở đây không hẳn chỉ có nghĩa là ít học hay vô học, mà còn có nghĩa không dứt bỏ được những tín lý đã không còn giá trị, không biết đến những diễn biến ngay chính trong nội bộ giáo hội, và không theo kịp sự tiến bộ trí thức của nhân loại về vấn đề tôn giáo, bất kể là bằng cấp ngoài đời cao như thế nào, thuộc ngành nào. Phật giáo cũng có một từ tương đương, "Ngu si vô trí'", không chỉ có nghĩa là ít học hay vô học, mà còn là không nhìn được vạn pháp như chúng là như vậy (to see things as they really are) cho nên nhận giả làm chân.
Vì không biết đến sự thực lịch sử của giáo hội, không biết đến thực chất đạo đức của giới chăn dắt con chiên, từ giáo hoàng trở xuống tới các linh mục, và vì đã bị cấy vào đầu óc từ nhỏ những điều "giáo hội dạy rằng", và nhất là đã được nhào nặn và đóng khuôn trong giáo điều phải "quên mình trong vâng phục" cho nên những tín đồ Công giáo Việt Nam luôn luôn có quan niệm rằng mọi điều trái ngược với những lời "giáo hội dạy rằng" đều thuộc loại "chống Công giáo", bắt nguồn từ sự "thù ghét Công giáo" v..v.. mà không bao giờ nghĩ ra rằng, chính cái lịch sử ô nhục đẫm máu của Công giáo La-mã đã "chống Công giáo" hơn ai hết. Họ cũng không tự đặt cho mình một câu hỏi: "Nếu giáo hội Công giáo thực sự thánh thiện, tông truyền" thì tại sao người ta lại phải thù ghét hay chống giáo hội. Ở trên cõi đời này, có ai lại đi chống những cái gì thánh thiện, tốt lành bao giờ. Người ta chỉ chống những cái xấu cái ác không phù hợp với những tiêu chuẩn luân lý đạo đức xã hội, thí dụ như những tổ chức như Mafia hay những tổ chức băng đảng tôn giáo đồng loại. Họ cũng không hề biết rằng, tuyệt đại đa số những tác phẩm mà họ cho là thuộc loại "chống Công giáo" lại do chính những tác giả ở trong giáo hội gồm từ các hồng y trở xuống, và do những tín đồ Ki-Tô Giáo ở trong môi trường đại học Âu Mỹ như giáo sư đại học, chuyên gia về tôn giáo v..v.. viết, những bậc trí thức lương thiện, không thể bán rẻ lương tâm để rao truyền những điều mê tín, phi lý trí, phản khoa học, ngược thời đại v..v.. Họ đưa ra những sự thực lịch sử của giáo hội không có nghĩa là họ chống tôn giáo của họ, mà chỉ có mục đích khai sáng tâm trí người dân để cho họ biết rõ đâu là sự thực, nhất là khi những sự thực này đã được chính giáo hoàng và giáo hội thú nhận. Cho nên, thật ra các tín đồ Công giáo cần phải cám ơn những người đã giúp họ tìm hiểu sự thực, kéo họ ra khỏi vòng u mê tăm tối, vòng nô lệ tâm linh, và những giáo điều đã hạ thấp họ xuống hàng súc vật (con chiên), bảo đâu nghe đó, của một số người tự ban cho mình những thần quyền hoang đường để hưởng những quyền lợi thế tục trên đám tín đồ thấp kém.
Sau khi Giáo hoàng John Paul II của Công Giáo La Mã chính thức xưng thú 7 núi tội ác của Công Giáo và xin thế giới tha thứ cho những tội ác của Công Giáo bằng những lời lẽ rất đại cương, thì ký giả Lewis Weinstein đã tường thuật trong tờ Chicago Tribune ngày 16 tháng 3, 2000, nhận định của Hồng Y John O’Connor, tổng giám mục giáo phận New York, như sau:
"Hầu hết các tín đồ Công Giáo không biết đến cái lịch sử mà Giáo hoàng nói đến, và nếu, theo lời của Hồng Y John O'Connor, tổng giám mục địa phận New York, tín đồ Công Giáo phải "được sự thật giải phóng", thì họ phải biết sự thật đó như thế nào."
(Most Catholics are unaware of the history to which the pope alluded, an if, in the words of Cardinal John O'Connor, archbishop of New York, Catholics are to be "liberated by the truth", then they must know what that truth is.)
Tại sao Hồng Y John O'Connor lại phát biểu ý kiến như vậy? Vì ông ta thừa biết rằng các Giáo hội Công Giáo, mẹ cũng như địa phương, có chính sách bịt mắt bịt tai giáo dân, giữ họ đi trong bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã (Dr. Barnado: In the thick darkness of Romanism), duy trì sự thích thú của họ trong những sự giả dối, mê tín, cho nên không bao giờ muốn cho các tín đồ Công Giáo biết những sự thật về Công Giáo, sợ rằng niềm tin của họ sẽ bị chao đảo, kéo theo sự suy giảm nguồn lợi vật chất của Giáo hội. Vì đã quen đi trong bóng tối, cho nên chúng ta thấy rõ các tín đồ Công Giáo, nhất là những tín đồ Công Giáo Việt Nam, không chịu được ánh sáng của những sự thật về tôn giáo của họ.
Loạt bài sau đây, được viết ra hoàn toàn dựa trên những tài liệu lịch sử về Ki Tô Giáo, đặc biệt là về Công giáo, không ngoài mục đích là theo lời Hồng Y John O'Connor, giúp cho các tín đồ Công Giáo và Tin Lành Việt Nam, biết một phần sự thật về những tội ác của Ki Tô Giáo, hi vọng họ có thể “được sự thật giải phóng”, nếu họ có đủ can đảm bỏ được cái tâm cảnh sợ sự thật... tự mình thoát ra được khỏi vòng nô lệ tâm linh và vật chất đã đè nặng trên hai vai của họ qua nhiều đời.. Ngoài ra, những người ngoại đạo cũng cần phải biết đến những sự thật này, vì trong một thế giới đa dạng, đa tôn giáo ngày nay, chúng ta không có quyền thu hẹp kiến thức chỉ trong tôn giáo của mình, và vì dù sao thì tôn giáo cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến những xã hội mà chúng ta đang sống trong đó. Sự thật là sự thật, không có tính phe phái, không có tính chống đối, chỉ có tính làm cho con người thức tỉnh và do đó buông bỏ mọi mê hoặc đã kéo mình xuống hàng súc vật phải được chăn dắt, trở lại làm một con người đúng nghĩa là một con người.
1 nhận xét:
DÃ MAN THẬT, THẾ MÀ GIÁO DÂN KHÔNG CHỊU TÌM HIỂU
Đăng nhận xét