Pages

 

Sự tột cùng của tội ác

0 nhận xét

Trước hết phải nói rằng chính quyền Trung Quốc là một tổ chức tà giáo. Văn hóa cổ truyền Trung Quốc vốn là kính trời đất, tin rằng thiện có thiện báo, ác có ác báo. Thế nhưng thời đại cách mạng văn hóa (1966 – 1976) chính quyền Trung Quốc đưa ra học thuyết “đấu trời đấu đất” khiến người ta không còn tin vào trời đất nữa, nó cũng phá bỏ văn hóa truyền thống dân tộc, tín ngưỡng của nhân dân, các tôn giáo đều bị đàn áp, chùa chiền tượng Phật bị phá bỏ. Nó không muốn nhân dân tôn thờ hình tượng của Phật hay Thần, mà chỉ treo ảnh của Mao Trạch Đông mà thôi

Về tại sao ĐCSTQ phá hoại văn hóa truyền thống, “triết học” của ĐCSTQ và văn hóa truyền thống chân chính của Trung Quốc là hoàn toàn tương phản. Văn hóa truyền thống giảng kính Trời kính Thần, giảng “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, giảng “dân là quý, xã tắc là thứ nhì”; thế nhưng ĐCSTQ không giảng thế, chỉ giảng “lợi ích của đảng”. “Thiên địa quân thần sư” cũng không thiết, chỉ có bạo quân của ĐCSTQ, những cái khác không cần, do đó những điều này đều bị ĐCSTQ đả đảo trong “đại cách mạng văn hóa”. Bản chất của tà giáo ĐCSTQ là phản truyền thống Trung Hoa, phản dân tộc Trung Hoa, phản nhân loại.

ĐCSTQ như thể có oán thù sâu nặng với văn hóa truyền thống Trung Hoa; những bức tượng phù điêu lưu ly Thiên Tôn trên đỉnh núi Vạn Thọ ở Di Hòa Viên tránh được một phen cướp bóc của liên quân tám nước xâm lược Bắc Kinh năm ấy, thế nhưng không thể thoát khỏi bàn tay quỷ dữ “phá tứ cựu” của ĐCSTQ, toàn bộ đều bị hồng vệ binh đập vỡ. Hồng vệ binh phá miếu thờ Thanh Hoa Viên, khiến cố cung trở thành “huyết lệ cung”; hồng vệ binh phá Định Lăng của triều Minh, đem ba bộ hài cốt của Hoàng đế Vạn Lịch và Hoàng hậu từ trong lăng tẩm giơ lên “đập nát thành tro”. Trong cuộc điều tra về bảo tồn văn vật năm 1958 tại Bắc Kinh, trong số 6.843 nơi có cổ tích văn vật thì 4.922 nơi bị phá sạch, 538.000 bộ văn vật các loại bị phá hủy,….

Ảnh: Đề tự "Thanh Hoa Viên" trong miếu thờ Đại học Thanh Hoa bị đập nát
Xem tiếp...

“Đức Thánh Trần” trong tâm thức người Việt

0 nhận xét

Tượng Đức Thánh Trần được thờ uy nghiêm tại đền


Trải qua mấy ngàn năm lịch sử đấu tranh sinh tồn, dân tộc Việt Nam đã sinh ra rất nhiều nhà chính trị, quân sự, văn hóa lỗi lạc có công với dân với nước. Tên tuổi của họ gắn liền với những trang sử hào hùng của non sông như: Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Quang Trung… Trong số đó, Trần Hưng Đạo nổi lên với tư cách một con người tài hoa đức độ, một nhân cách lớn, một thiên tài quân sự và ông đã được nhân dân “Thánh hóa” với cách gọi đầy tôn kính “Đức Thánh Trần”.
Những ngôi đền thờ Ngài được nhân dân trên cả nước lập nên để bốn mùa “hương khói phụng thờ” và Đền thờ Đức Thánh Trần tại TP.HCM là một trong những ngôi đền như vậy.
Anh hùng dân tộc - công lao bậc nhất của nhà Trần
Trong lịch sử hiển hách của nhà Trần, Trần Quốc Tuấn - nhà quân sự, nhà chính trị kiệt xuất - có vai trò đặc biệt quan trọng. Ông là con An Sinh Vương Trần Liễu và cháu ruột vua Trần Thái Tông. Từ nhỏ đã có năng khiếu văn chương và võ nghệ, lớn lên, ông có học vấn uyên bác, hiểu thấu “lục thao tam lược”. Khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần đầu (năm 1258), ông được cử cầm quân giữ biên thùy phía Bắc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 (năm 1285) và lần thứ 3 (năm 1287), ông được
Xem tiếp...

Các vị thần trong ĐẠO MẪU

0 nhận xét

Văn  CÔNG ĐỒNG 

 
 
Các vị thần khác của đạo Mẫu
 
Trong các đền thờ của Đạo Mẫu có nhiều vị thần được sắp xếp theo các thứ bậc. Đầu tiên là Ngọc Hoàng. Đây là vị thần tối cao và được đặt ở vị trí danh dự, nhưng lại ít được thờ cúng. Vị thần cao nhất của Đạo Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Các vị khác được đặt tại các ban thờ tam phủ hoặc tứ phủ. Các Chư Linh của ban Tứ Phủ được phân chia như dưới đây:
 
Bảo Dân Hộ Quốc Thánh Mẫu
 
Xem tiếp...

Mẫu Thoải - Biểu tượng thần nước trong Tam tòa Tứ phủ

0 nhận xét

Chính sử thời phong kiến ít lưu tâm đến những tín ngưỡng dân gian - mà các sử gia của triều chính quan niệm là “tà đạo”. Trong đạo Tứ Phủ của Việt Nam, phụ nữ có vai trò quan trọng hơn “giới mày râu” là đối lập với cái nhìn của Nho giáo đã ngự trị qua hầu hết các triều đại. Mẫu Thoải là một tính danh chung nhất đại diện cho một góc độ tôn giáo.
JPEG - 18.3 kb
Ở làng A Lữ có truyền thuyết: “Thủa đất trời mới mở mang, núi cao, rừng rậm, đầm lầy còn bao phủ gần kín mặt đất, Kinh Dương Vương thường đi dọc khắp mọi vùng, trông nom cõi bờ đất nước. Một ngày kia, khi dạo tới vùng nước còn mênh mông trắng xóa, chỉ lô nhô đôi gò đất cao nổi lên, vua bỗng gặp người con gái có sắc đẹp tuyệt trần, vừa như tiên giáng thế, vừa tựa thiếu nữ nơi thủy cung lên (T.S.H nhấn mạnh). Vua hỏi nàng xưng là con gái của Động Đình Quân - Thần Long. Trong lòng cảm động, Kinh Dương Vương lấy nàng làm vợ”, sau đó ít lâu sinh ra Sùng Lãm tự xưng là Lạc Long Quân.
Cũng cốt chuyện trên, dân vùng Ngàn Hống (Nghệ An) kể rằng: “Lúc mới mở nước, Kinh Dương Vương đi xem cảnh núi sông, tìm nơi đất lành để xây dựng kinh đô.
Xem tiếp...

Sắp Đặt Tụ Bảo Bồn

0 nhận xét

Tụ Bảo Bồn giải thích theo nghĩa tiếng Hán Việt tức là cái chậu thu gom châu báu, trong Phong Thủy sử dụng làm Vật Phẩm Tụ Tài. Theo một truyền thuyết thì có một người Nông Dân lương thiện, nhân một hôm cứu được một con Ếch Xanh khỏi bị con bồ nông ăn thịt, đêm hôm đó được Thần Tiên báo mộng cho biết sáng hôm sau ra ngoài bờ ao nhà anh ta, thấy cái gì nổi lên thì mang về nhà...Hôm sau ra ao từ sớm thì chỉ thấy một cái bồn cũ nổi lập lờ trên ao. Vâng lời Thần Tiên anh ta mang cái bồn đó về để góc nhà...Đêm đó anh mơ thấy cái bồn đó sáng rực và có rất nhiều con ếch sáng lấp lóa...sáng hôm sau ra chỗ cái bồn anh ngạc nhiên thấy đầy một bồn là vàng và ngọc báu ! Từ đó gia đình họ sống no đủ hạnh phúc ! 

Muốn sử dụng Tụ Bảo Bồn cần chuẩn bị và tiến hành như sau:
1. Tụ Bảo Bồn Bằng Đồng Có Đúc Nổi Các Hình Cát Tường (Bằng Đá Ngọc Cũng Tốt, Vàng Bạc Càng Tốt):

Xem tiếp...

Truyền thuyết kì bí về Mẫu Thượng Ngàn

0 nhận xét
Theo truyền thuyết, Mẫu Thượng Ngàn chính là công chúa La Bình, con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Khi còn trẻ, Mẫu Thượng Ngàn là 1 cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình.
La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du, đồi bãi. Khi Sơn Tinh và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành 2 vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, trông coi tất cả 81 cửa rừng…

Tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt
Xem tiếp...

Ly kỳ bà Chúa ba lần đầu thai

0 nhận xét
Qua 3 lần trút xác đầu thai, bà Chúa Liễu Hạnh nổi tiếng về sự hiếu đạo, được người đời truyền tụng và suy tôn làm mẹ của muôn người. 
Cùng với Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu (bà Chúa) là một trong Tứ bất tử của thần linh Việt Nam. Bà là biểu tượng cho sức mạnh của phụ nữ. Bà đề cao hạnh phúc, quyền tự do và độc lập tư tưởng. Vừa được kính sợ vừa được yêu mến, các nguyên tắc của Mẫu Liễu Hạnh về trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt đã gửi một thông điệp về sự bảo vệ và hi vọng vào công bằng xã hội cho nhân dân trong trong thời loạn lạc của các thế kỉ 17 đến 19.

Xem tiếp...

Thập điện Diêm Vương

0 nhận xét


          ( Thập điện Diêm Vương )

Nhất điện: Tần Quảng Vương
Tần Quảng Vương Tướng chuyên điều khiển việc khỏe mạnh, ốm đau, sinh tử của trần gian và quản lý việc u minh, cát hung. Người thiện sau khi thọ mệnh được tiếp dẫn siêu sinh. Người nửa công nửa tội được đưa đến điện thứ mười xét xử, sau đó được đầu thai làm người trên thế gian: nam thì chuyển thành nữ, nữ thì chuyển thành nam. Người làm điều thiện ít, điều ác nhiều thì được áp giải đến đài cao, phía bên trái điện, gọi là đài gương “nghiệt cảnh đài”, để nhìn vào đó liền thấy rõ mọi việc tốt xấu hồi còn tại thế, sau đó giải đến điện thứ hai để vào ngục chịu khổ.
Nhị điện: Sở Giang Vương
Xem tiếp...

Sơ lược về 10 đại đệ tử của đức Phật

0 nhận xét

I. VĂN :

Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Phật quy tụ xung quanh hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Trong số này, những bậc xuất sắc ưu tú, chứng được thánh quả A La Hán gồm có 1250 vị. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường riêng, sở chứng riêng và đạo hạnh riêng. Mười vị Đại Đệ tử của Đức Phật là :
  1. Ngài Xá Lợi Phất
  2. Ngài Mục Kiền Liên
  3. Ngài Ma Ha Ca Diếp
  4. Ngài A Nậu Đà La
  5. Ngài Tu Bồ Đề
  6. Ngài Phú Lâu Na
  7. Ngài Ca Chiên Diên
  8. Ngài Ưu Ba Ly Tai
  9. Ngài A Nan Đà
  10. Ngài La Hầu La
Xem tiếp...

Liên Hoa Sắc

0 nhận xét

(Trích "Truyện cổ tích Phật giáo")
Trong hàng Thánh chúng hay trong mười đại đệ tử của Phật, Mục Kiền Liên là vị thần thông số một. Trong mọi tình huống, Mục Kiền Liên thường hay sử dụng phép thần thông, khi đi truyền giáo Mục Kiền Liên dễ dàng chinh phục được người. Nhưng pháp căn bản của sự giải thoát không phải là thần thông. Với nghiệp lực của con người thần thông không thể giải cứu. Với phép thần thông có thể khuất phục người được dễ dàng, nhưng chưa hẳn lòng người đã chừa oán giận.
Một hôm, nhân đi khất thực, ngang qua một khu vườn rất nên thơ, Mục Kiền Liên gặp một phụ nữ tuổi trung niên rất là kiều diễm. Bà này đón Mục Kiền Liên lại và mời vào rừng nói chuyện. Biết chuyện chẳng lành, chuẩn bị nếu có bị hại khi không chiều ý bà ta, thì sẽ đem sức thần thông chống trả, Mục Kiền Liên từ chối và nói:
Xem tiếp...

Đức Phật A Di Đà

0 nhận xét

(S ự Tích Phật A Di Đà chư vị Bồ Tát và Tổ Sư. Khoá Hư Lục) 
 
Nam mô A Di Đà Phật 

I )- Đức A Di Đà là Phật nào?


Đức Phật A Di Đà, âm dịch từ chữ Amita, viết tắt của chữ Phạn (Sanskrit) là Amitabha (Vô lượng Quang), và Amitayus (Vô lượng Thọ). Phật A Di Đà hiện đang là giáo chủ cõi Phật ở Tây phương cực lạc. Trước khi thành Phật, Ngài đã có 48 nguyện rộng lớn, trong đó điều thứ 19 nguyện rằng: “Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sinh phát Bồ Đề tâm tu các công đức, nguyện sinh đến cõi nước tôi khi lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước ngươi đó, thì tôi không ở ngôi Chính giác” . Hiện tại, cõi của Ngài có vô số Bồ Tát chia ra làm ba phẩm: Thượng, Trung, Hạ, mỗi phẩm lại chia ra ba bậc nữa, vị chi có chín bậc.
Xem tiếp...

Bồ Tát Địa Tạng Vương

0 nhận xét

 
Nam mô đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát

I )- Địa Tạng là Bồ Tát nào?


Bồ Tát Địa Tạng đã chứng bậc Đẳng Giác Bồ Tát từ nhiều kiếp về trước. Trước khi tu để thành Bồ Tát, Ngài đã có đại nguyện rằng: “Nếu chưa độ hết chúng sanh, tôi thề không chứng qủa Bồ Đề, và nếu chúng sinh còn khổ trong Địa ngục, tôi nguyện không thành Phật”.
Do đại nguyện ấy, Ngài được gọi là “Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát”. Do đại nguyện ấy, nên Ngài thường phân vô lượng thân để hóa độ giải thoát cho vô lượng chúng sinh thoát khổ trong Địa ngục. Trải qua vô lượng kiếp rồi, Ngài vẫn còn làm Phật sự của một vị Bồ Tát trong việc cứu khổ chúng sinh.
Phần lớn các chùa đều có thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, nơi thờ Ngài thường ở chỗ thờ các vong linh người qúa cố. Ngài có hạnh nguyện cứu khổ chúng sinh bị đọa trong ba đường dữ là Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh.
Xem tiếp...

Đức Bồ Tát Chuẩn Đề

0 nhận xét

I )- Đức Chuẩn Đề là ai?

Có một số chùa thờ đức Chuẩn Đề. Đức Chuẩn Đề là Thất Câu Chi, Ngài thường thuyết Kinh Đà La Ni. (Đà La Ni là Tổng trì, có nghĩa là nhiếp thụ tất cả, một câu Kinh ngắn mang sức mạnh siêu nhiên. Có thể là trạng thái tâm thức để khi hành giả niệm đến có thể đạt được). Ý nguyện cho tất cả thế gian, xuất thế gian đều thành tựu sự nghiệp tu tập.
Vì lòng từ bi của Ngài đối với chúng sinh như mẹ thương con, nên gọi là Phật mẫu.
Đức Chuẩn Đề là vị đại Bồ Tát ở cõi trang nghiêm, không ở cõi Ta Bà. Giáo pháp của Ngài rất bí mật, nhờ đức Phật Thích Ca nói ra hình tướng và chỗ lý nhiệm mầu của Ngài, nên người sau mới biết mà họa hình tạc tượng thờ vậy.
Xem tiếp...

Bồ Tát Phổ Hiền


 
Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

I )- Phổ Hiền là Bồ Tát nào?


Trong các buổi lễ tại các chùa, ở phần cuối có xướng lễ các vị Phật và các vị Bồ Tát trong đó có Bồ Tát Phổ Hiền. Ngài thường được thờ cùng Bồ Tát Văn Thù, hai bên đức Phật Thích Ca. Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho tu tập thiền định là điều có thể giải thích được khi chúng sinh chưa thành Phật, có thể nhận biết được; khác với
cảnh giới trí huệ giải thoát của Bồ Tát Văn Thù không thể nghĩ bàn được.
Xem tiếp...

Bồ Tát Văn Thù Sư Lị



Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lị Bồ Tát

I )- Văn Thù Sư Lị là Bồ Tát nào?


Bồ Tát Văn Thù Sư Lị (Lợi) thường gọi tắt là Bồ Tát Văn Thù, có nghĩa là Diệu Đức. Ngài là Thượng thủ của Phật Thích Ca trong hàng Bồ Tát. Trong Kinh Duy Ma Cật nói về Đại Bồ Tát Duy Ma Cật thị hiện tại cõi Ta Bà để giáo hóa chúng sinh dưới hình thức là một người bệnh. Một hôm, đức Phật Thích Ca muốn cử một đệ tử đại diện hướng dẫn bốn chúng đi thăm bệnh Duy Ma Cật. Nhưng khi được hỏi, hết thảy từ hàng đại đệ tử đến hàng Bồ Tát đều khiêm cung không dám nhận. Chỉ có Bồ Tát Văn Thù nhận lời Phật trao phó, vì vậy Ngài còn được gọi là “Đại Trí Văn Thù Sư Lị Bồ Tát”
Xem tiếp...

Bồ Tát Đại Thế Chí


I )- Đại Thế Chí là Bồ Tát nào?


Trong các buổi lễ tại các chùa ở phần cuối có xướng lễ ba đức Phật Thích Ca, Di Lặc, A Di Đà, và trong số năm vị Bồ Tát, có ngài Đại Thế Chí tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ giáo hóa chúng sinh. Hiện Ngài là bậc Đẳng Giác, ở cõi Cực lạc của Phật A Di Đà, là một trong hai vị Đại Bồ Tát phụ với đức Phật A Di Đà để tiếp dẫn chúng sinh trong mười phương về thế giới cực lạc.

II )- Đặc điểm của Bồ Tát Đại Thế Chí:


Hình hoặc tượng Bồ Tát Đại Thế Chí thường đứng tay trái cầm cành hoa sen, lòng tay phải quay ra duỗi xuôi ở thế tiếp dẫn chúng sinh, cách mặc cũng giống như Bồ Tát Quán Thế Âm, nhưng đứng trên hoa ở bên tay phải đức Phật A Di Đà. Trên chóp mũ thường có hình ngôi chùa đại diện cho trí huệ của Ngài.

III )- Sự tích Bồ Tát Đại Thế Chí:


Bồ Tát Đại Thế Chí khi chưa học đạo, một kiếp là con thứ hai của vua Vô tránh Niệm, và là em của Thái tử Bất Huyến, tức là Bồ Tát Quán thế Âm bây giờ, tên là Ni Ma. Cũng như anh, Hoàng tử Ni Ma được Vua cha khuyến khích bố thí cúng dàng Phật Bảo Tạng và đại chúng Tăng, Ngài cúng dường không luyến tiếc của. Ngài cũng được Đại thần Bảo Hải khuyên nhủ như Thái tử Bất Huyến rằng nên bố thí để cầu phúc vô lậu (không có cấu uế), không nên cầu phúc hữu lậu không lợi ích là bao. Hoàng tử Ni Ma được Đại thần nhắc nhở, Ngài đến chỗ Phật Bảo Tạng vái rồi nói: “Thưa đức Thế Tôn, tôi nay đem công đức cúng dường Ngài và đại chúng Tăng trong
 
Xem tiếp...

Bồ Tát Quán Thế Âm


I )- Quán Thế Âm là Bồ Tát nào?


Quán Thế Âm tiếng Phạn là Avalokitesvara nghĩa là quán sát chúng sinh. Ngài là bậc Đẳng Giác, có hạnh nguyện đại từ đại bi cứu khổ chúng sinh. Hiện tại là Bồ Tát Thượng thủ của đức Phật A Di Đà, Ngài thường cùng đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Đại Thế Chí và Thánh chúng đến các thế giới tiếp dẫn chúng sinh về cõi Cực Lạc.
Ngài được gọi là Đại Bi Quán Thế Âm, vì Ngài thường Quán sát sự khổ của chúng sanh, và nghe chúng sinh trong mười phương kêu cầu Ngài cứu khổ, thì Ngài hiện thân cứu nạn cho được yên vui tai qua nạn khỏi v.v…
Ngài thường phân thân, sinh vào các loài để giáo hóa và cứu khổ cho các loài.
Bồ Tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát như trong Bát Nhã Tâm Kinh. Cách tu chứng của Ngài trong Kinh Lăng Nghiêm, và Kinh Phổ Môn, đức Phật Thích Ca nói với Bồ Tát Vô Tận Ý và chúng Bồ Tát về hạnh rộng lớn cứu khổ chúng sanh của Bồ Tát Quán Thế Âm. Vì Ngài rất quan trọng đối với chúng sinh nên đã được đức Phật Thích Ca nói trong ba Kinh khác nhau.

II )- Đặc điểm của Bồ Tát Quán Thế Âm:


Đặc điểm của hình hay tượng Ngài thường là đi trên đám mây, hay đi trên hoa sen giữa biển sóng gió, biểu tượng đang đi cứu khổ cứu nạn. Tay phải cầm cành dương liễu (tượng trưng hạnh nhẫn nhục), tay trái cầm lọ bình nước cam lộ (tượng trưng hạnh từ bi), dùng để rẩy nước cam lộ rập tắt phiền não cho chúng sinh.
 
Xem tiếp...

Đức Di Lặc Bồ Tát


Trung A Hàm quyển 2 từ trang 39 đến 48. Chư Kinh Tập Yếu Kinh Duy Ma Cật Phẩm Phó Thác trang 387 đến 389. Lược Kinh Di Lặc. Sự tích Phật A Di Đà và chư vị Bồ Tát từ 53 đ ến 62) 

I )- Đức Di Lặc là Bồ Tát nào?


Đức Di Lặc là Đại Bồ Tát, sẽ là Phật thứ năm trong đại kiếp này tại thế giới Ta Bà chúng ta. Từ ngày tái lập qủa đất đến giờ đã có bốn vị Phật ra đời, đó là các đức Phật: Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm, Ca Diếp, và Thích Ca Mâu Ni. Hiên tại đang ở kiếp thứ chín, tới kiếp thứ mười, đức Di Lặc sẽ thành Phật, gọi là Nhất sinh bổ xứ Bồ Tát. Hiện tại, Bồ Tát Di Lặc đang ở trên cung trời Đâu Xuất giáo hóa chư Thiên ở đó.

II )- Đặc điểm của Bồ Tát Di Lặc:


Theo sự họa hình bên Ấn Độ, Bồ Tát Di Lặc ngồi trên bệ, hai chân để trên đài hoa sen, hai tay ngón trỏ và ngón cái làm thành vòng, các ngón khác thẳng lên, lòng bàn tay phải quay ra, lòng bàn tay trái quay vào, cả hay tay đều bắt ấn chuyển Pháp luân trước ngực như thế, ngồi ở vị thế sẵn sàng ngồi xuống tòa sen, thân hình Ngài vừa phải không béo mập.
Nhưng theo truyền thuyết Trung Quốc, Ngài được biểu tượng là người béo mập, cười vui vẻ. Có hình, Ngài đứng tay trái cầm Thiền trượng có đeo túi vải bố vác trên vai, tay phải mang miếng vải đựng sáu đứa nhỏ phá phách. Có hình, có sáu đứa nhỏ đùa rỡn, đứa chọc mắt Ngài đang ngồi, đứa chọc lỗ tai, đứa kéo mũi, đứa móc miệng, đứa sờ bụng, đứa xoa đầu Ngài, tượng trưng cho sáu căn. Có hình, có tới 18 đứa nhỏ đang đùa rỡn vây quanh Ngài, tượng trưng cho sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sáu trần tượng trưng cho sắc, thanh, hương, vi., xúc, pháp, và sáu thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Vị chi là 18 giới hết thảy.
 
Xem tiếp...

Tôn vinh công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn, ông tổ Thiền tông VN
Để tôn vinh công đức của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp, sáng 13-12, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (1308 - 2012). 


Xem tiếp...

Trái tim Bồ Tát Thích Quảng Đức


Trong một dịp Tòa thánh Vatican tấn phong Ngô Đình Thục (anh ruột Tổng Thống Ngô Đình Diệm), các giáo dân đã vô ý treo khoảng 12 lá cờ Vatican trên quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa. Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất bất bình về chuyện này. Ở cương vị nguyên thủ quốc gia, và nhất là địa vị em của Ngô Đình Thục, nhưng ông không muốn hiện tượng này xảy ra lần nữa, nên đã ban hành luật "Cấm treo mọi thứ cờ khác ngoài Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa tại nơi công cộng,Ý tưởng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhằm đề cao "quốc hồn", và tránh các chia rẽ giữa Công Giáo với các tôn giáo khác tại Việt Nam qua dịp lễ tấn phong Ngô Đình Thục khi cờ Vatican bay phấp phới quá nhiều, che cả cờ Việt Nam Cộng hòa. 

Hai ngày sau đó là lễ Phật Đản. Biết trước Phật Tử sẽ treo cờ Phật Giáo, Tổng Thống Diệm đã ra lệnh hoãn thi hành lệnh này. Lệnh ban từ Sài Gòn không chuyển kịp đến Huế , và lực lượng cảnh sát tại Huế đã yêu cầu Phật Tử không treo cờ Phật Giáo. Điều này bị hiểu lầm thành "cấm treo cờ Phật Giáo" và gây nhiều bất bình cho giới Phật tử.


Xem tiếp...

Quốc sư Vạn Hạnh và Thăng Long


Ẩn giấu sau tấm áo cà sa một trái tim nồng nhiệt và một hoài bão lớn, Vạn Hạnh ngày đêm trăn trở, lo nghĩ trước vận mệnh của Đại Việt, không bỏ qua bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào có thể có ích cho dân cho nước và cho mai hậu.
Câu chuyện này xảy ra thấm thoát đã hơn 1000 năm. Xin bạn đọc đừng quên, thời ấy người ta còn thích đẩy mọi sự vào cõi lung linh, mù mịt của thần thoại cùng truyền thuyết và tin rằng vận mệnh của một quốc gia hay của một con người luôn tùy thuộc vào những ngôi sao “chiếu mệnh” nằm đâu đó trên trời, thậm chí còn do các “thế đất” quyết định.
Thăng Long xưa phát khởi từ truyền thuyết, vững đến muôn đời (Ảnh: vietnam.vnanet.vn)
Thăng Long xưa phát khởi từ truyền thuyết, vững đến muôn đời (Ảnh: vietnam.vnanet.vn)



Xem tiếp...

Công giáo, cộng đồng đồng tính chóng người đồng tính

0 nhận xét
- Thiết lập một đường dây trai gọi bên trong tòa thánh để phục vụ sắc dục đồng giới theo "báo cáo về mạng lưới giám mục đồng tính và các mối quan hệ liên quan tình dục và tiền bạc bên trong Tòa Thánh."
- Xâm phạm nhi dục trên phạm vi toàn cầu, nhiều vị "đức cha", "đức hồng y" phải ra tòa, có giáo phận phải bán tài sản của giáo hội để bồi thường cho nạn nhân. Những người đứng đầu giáo hội tìm mội cách để bao che mang tính hệ thống, và cuối cùng họ cũng phải nhận - Xâm phạm nhi dục còn thua cả cầm thú
- Những hồng y nặng nề lên án đồng tính, chóng đồng tính đến cùng, nhưng bản thân họ lại xâm hại tình dục người đồng giới, quấy rối người đòng giới mang tính hệ thống phục vụ bản chất của mình, bị tố cáo. Họ phải cuối đầu nhận tội - Họ là người tu đạo sao, mang lại đau khổ cho cộng đồng đồng tính, nhưng cố thỏa mãn nhục dục bản thân. Khác gì súc sinh
Tôn giáo chân chính giúp người đời tích thiện đức, sống nhận hậu. Công giáo chóng lại loài người, cướp đi sinh mệnh hàng trăm triệu người. Qủy satan còn chưa ác bằng giáo hội La Mã. Thiện đâu, ác đâu. Bọn thầy tu thích ăn thịt chó, cốt chỉ là tà đạo buôn thần bán thánh. 
                                                                    ĐC
Xem tiếp...

Lịch sử đen tối của Công Giáo - Địa ngục trần gian

1 nhận xét


Các cảnh tra tấn dã man của Giáo Hội
Xem tiếp...

GS Nguyễn Mạnh Quang - Lịch Sử và Tội Ác của Giáo Hội La Mã

0 nhận xét

CƯỚP CHÙA, CHIẾM ĐẤT XÂY NHÀ THỜ VÀ CƯỚP ĐOẠT RUỘNG ĐẤT CỦA NHÂN DÂN--

Tu sĩ Desmond Tutu, người chiếm giải Nobel về Hòa Bình vào năm 1994, đã nói:

"Chúng tôi có đất đai và họ tới đây với cuốn Thánh Kinh của họ. Chúng tôi tin vào họ và cầu nguyện với cuốn Thánh Kinh trong tay và đôi mắt nhắm lại. Khi chúng tôi mở mắt ra, chúng tôi có cuốn Thánh Kinh và họ có đất đai của chúng tôi."Nguyên văn: "We have our lands and they came here with their Bible. We believed in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we opened our eyes, we have the Bible and they have our lands.") [50]
Xem tiếp...

Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác

0 nhận xét
Con người phải dùng lý trí nhận định đức tin, không qua mặc khải mù quáng
Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác
Lời giới thiệu của tác giả
Dominic Nguyễn Chấn
(Charlie Nguyễn)
Xem tiếp...

Tội ác Nhân Loại của Đạo Công Giáo và tội ác của Tòa Thánh VATICAN

0 nhận xét
Xem tiếp...

NÓI VỀ 7 NÚI TỘI ÁC CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

0 nhận xét

NÓI VỀ
7 NÚI TỘI ÁC CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Trần Chung Ngọc
* * *
Xem tiếp...

Sự Phá Sản Tâm Linh & Đạo Đức Của Giáo Hội Công Giáo Trần Chung Ngọc

0 nhận xét
Sự Phá Sản Tâm Linh & Đạo Đức
Của Giáo Hội Công Giáo
Trần Chung Ngọc
Xem tiếp...

Sa-tăng là ác quỷ hay thiên thần?

0 nhận xét

Trước khi trở thành chúa quỷ, đại diện cho những gì xấu xa nhất, Sa-tăng từng là tổng thiên thần do Chúa trời tạo ra, được Chúa yêu quý nhất

Xem tiếp...

ĐẠO QUÁN THẦN TIÊN VIỆT NAM, ĐỀN ĐẠO THẦN TIÊN ĐANG THỜ

0 nhận xét

ĐẠO QUÁN THẦN TIÊN VIỆT NAM

ĐỀN ĐẠO THẦN TIÊN ĐANG THỜ


Xem tiếp...

Trấn Vũ Đại Đế

0 nhận xét

Truyền thuyết

Ngọc Hoàng Thượng đế trên thiên đình, vì muốn giúp trần thế, đã tách một thể phách của mình xuống trần, đầu thai vào nhà Tịnh Lạc quốc vương và Thiện Thắng hoàng hậu. Có thuyết khác thì nói đó là thể phách thứ 28 của Thái Thượng Lão Quân đầu thai. Vị Thái tử khi sinh ra đã không muốn nối nghiệp làm vua, mà quyết tâm đi tu. Được Diệu Lạc thiên tôn dạy dỗ, Thái tử vào núi Vũ Đương tu hành, khi đạt được thần thông thì rạch bụng vứt bỏ gan và ruột rồi đi vân du về phương Bắc trừ yêu ma quỷ quái giúp dân. Không ngờ gan và ruột của thần biến thành yêu quái Rùa vàRắn làm hại dân quanh núi. Thần quay về thu phục hai yêu quái, trở thành hai vị tướng dưới truớng. Ngoài ra thần còn có năm vị tướng là năm con rồng đi theo. Thần được Ngọc Hoàng Thượng đế giao cho trấn giữ phương Bắc.



真武大帝
Xem tiếp...

Ngọc Hoàng Thượng Đế

0 nhận xét

Trong tiếng Việt, Thượng đế là vị thần tối cao duy nhất cai quản tất cả. Tuỳ vào tôn giáo có tin vào việc có sáng thế hay không, mà Thượng đế là đấng sáng thế hoặc chỉ là đấng cai trị, và Thượng đế mang các tên riêng
  • Thượng đế trong Đạo giáo Trung Quốc là Ngọc Hoàng, hay Thiên hoàng Thượng đế
  • Thượng đế trong Do Thái giáo là Jehovah
  • Thượng đế trong Ki-tô giáo là Thiên Chúa (God, Deus, Dieu)
  • Thượng đế trong Hồi giáo là Allah
  • Thượng đế trong Ấn Độ giáo là Brahma (hoặc tập hợp cả Brahma, Vishnu, Shiva)
  • Thượng đế trong đạo Cao Đài là Đức Chí Tôn (Đức Cao Đài)
  • Thượng đế trong Phật giáo là Đế Thích. Thực ra trong Phật Pháp, không có thượng đế, mà cũng không có nói thượng đế là người tạo hóa, Đế Thích Vương chỉ là một trong các vị thiên vương (ông trời) ở trên các tầng trời, do công đức tu hành cao nên khi hết một báo thân, chúng sanh đó được sanh lên các tầng trời theo nghiệp báo của họ, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi vòng sinh tử. Brahma thượng đế trong Ấn độ giáo là vị Phạm Thiên Vương. "Phạm Thiên Vương tức là Đại Phạm Thiên Vương, cũng kêu: Phạm vương, Phạm Thiên, Đại Phạm Thiên.
Phạm Thiên Vương là vua cảnh trời Đại Phạm, Ngài có quyền luôn ở ba cõi: Phạm thân Thiên, Phạm chúng Thiên, Phạm phụ Thiên. Ngài cai quản Tam thiên đại thiên thế giới tức cõi Ta bà nầy (rộng tới 1 tỷ tỷ thế giới, 1 thế giới bằng 1 hệ ngân hà hoặc lớn hơn).
Người ta cũng gọi Ngài là Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế. Đạo Bà la môn tôn Ngài là vị Thần chúa tể. Đạo Phật có nói Ngài là người chủ quản Ta bà thế giới (cõi Ta bà chi là khu hóa độ chúng sanh của Phật Thích Ca, mỗi một vị Phật đều có khu hóa độ riêng).
Ngài có khuyên Đức Thích Ca xuất gia. Khi Đức Thích Ca thành Phật, Ngài có hiện đến cầu Đức Thích Ca đi truyền đạo cứu đời. Ngài cũng có cầu thỉnh Đức Phật Thích Ca thuyết pháp nhiều lần. Trong những dịp đưa và rước Phật một cách long trọng như lúc Phật từ cảnh Tiên Đạo Lỵ mà trở về cõi người, thì Phạm Thiên Vương và Đế Thích thường theo chầu Phật, Đế Thích cầm bạch phất đuổi ruồi cho Phật, Phạm Thiên Vương cầm bảo cái (lọng báu) che cho Phật. Khi Phật giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa để truyền cái Phật quả cho chư Bồ Tát, Phạm Thiên Vương có hiện đến với một vạn hai ngàn chư Thiên trong Phạm giái mà dự nghe một cách cung kính.
Và đến khi Phật nhập Niết bàn, Phạm Thiên Vương cũng có hiện lại mà tỏ lời thương tiếc. Tùng theo Phạm Thiên Vương có những hàng Tiên kêu là Phạm Thiên Nhơn và có những hàng Tiên mới sanh lên, kêu là Phạm Thiên tử."

Ảnh Ngọc Hoàng Thượng Đế






Xem tiếp...
 
Huyền Môn © 2011 . Supported by CKĐC